Mangan, Manganese (Mn)
Các triệu chứng thiếu Mn luôn luôn xuất hiện trên lá non, dễ gây thối rễ...
Là nguyên tố vi lượng có nồng độ biến thiên từ 20 – 500 ppm trong cây. Khi nồng độ Mn trong thân lá < 15 – 20 ppm thì có thể cây bị thiếu Mn. Cây hấp thụ Mn dưới dạng Mn2+, và một ít phức chất tổng hợp hay tự nhiên nhất định khác.
![]() |
Manganese sulfate |
Cũng như sắt, Mn là nguyên tố tương đối không di động trong cây và các triệu chứng thiếu Mn luôn luôn xuất hiện trên lá non. Trên các cây lá rộng, triệu chứng thiếu Mn thường xuất hiện dưới dạng phần thịt lá bị vàng. Sự thiếu Mn của một số cây trồng được diễn tả bằng các thuật ngữ khác nhau như lá bị đốm xám trên yến mạch, đốm vàng trên đậu, củ cải đường. Lúa mì có hàm lượng Mn thấp thường mẫn cảm với bệnh thối rễ.
Có mối quan hệ giữa Mn với quang hợp, thông qua hàm lượng O2 được giải phóng. Mn cũng tham gia một phần trong các tiến trình oxy hóa khử và trong các phản ứng khử carbon và thủy phân. Mn cũng có thể thay thế Mg2+ trong nhiều phản ứng phosphorin hóa và chuyển nhóm.
Mặc dù không có nhu cầu riêng biệt, Mn cần thiết cho sự hoạt động tối đa của rất nhiều phản ứng enzyme trong chu trình citric acid. Trong các hệ thống enzyme, Mn cũng có hiệu quả như Mg trong việc làm tăng cường sự chuyển hóa của các enzyme. Mn cũng ảnh hưởng đến hàm lượng auxin trong cây khi hàm lượng Mn cao có thể thích hợp cho quá trình phá vỡ indoleacetic acid.
Hàm lượng Mn cao có thể gây tổn thương cho cây. Lá bông vải bị gấp nếp nhăn nheo, là do ngộ độc Mn, thường thấy trên các loại đất vàng đỏ chua. Sự ngộ độc Mn cũng xuất hiện ở thuốc lá, đậu nành cây ăn quả và cải dầu trồng trên đất rất chua. Bón vôi làm tăng pH của các loại đất này có thể khắc phục được sự ngộ độc này.
Dạng khoáng
Pyrolusite (MnO2)
![]() |
MnO2 |
Braunite (Mn2+Mn3+6)(SiO12)
![]() |
(Mn2+Mn3+6)(SiO12) |