Iron, Sắt (Fe)

Thiếu Fe thường xảy ra trên các cây trồng hay trên đất kiềm nhưng cũng có một số cây biểu hiện ngay trên đất chua. Cam quýt và các cây ăn quả thường có biểu hiện vàng lá do thiếu sắt. Sự thiếu Fe thường xuất hiện đầu tiên trên các lá non, có thể Fe không di chuyển từ các mô già đến đỉnh mô phân sinh do đó làm ngưng sự sinh trưởng. Giữa các gân lá của các lá non chuyển sang màu vàng sau đó phát triển nhanh trên toàn bộ lá trong trường hợp thiếu Fe nghiêm trọng lá trở nên có màu trắng hoàn toàn.

Dư Fe gây ra các rối loạn về dinh dưỡng trong lúa trồng trên đất ngập nước, thoát thủy kém. Tình trạng này gọi là bệnh lá biến thành màu đồng xỉn

Nồng độ Fe trong cây trồng ở mức độ đủ cho sự sinh trưởng bình thường biến thiên từ 50 – 250 ppm. Thông thường khi nồng độ Fe < 50 ppm trong chất khô thì có thể xảy ra sự thiếu Fe. Sắt được rễ hấp thu dưới dạng Fe2+ và Fe3+ và các phức Fe hữu cơ khác hay chelate Fe, nhưng chỉ có ion Fe2+ được dùng trong các quá trình trao đổi chất. Dạng Fe2+ di động và hữu dụng hơn các dạng Fe khác trong việc hình thành các cấu trúc hai phân tử. Một số cây trồng có chứa một lượng rất lớn Fe3+ nhưng vẫn có triệu chứng thiếu Fe.

Flourite (Nguồn: mindat.org)

Sự thiếu Fe thường xảy ra trên các cây trồng hay trên đất kiềm nhưng cũng có một số cây biểu hiện ngay trên đất chua. Cam quýt và các cây ăn quả thường có biểu hiện vàng lá do thiếu Fe. Điều này cũng phổ biến trên dâu tây trồng trên đất chua và cao lương trồng trên đất trung tính đến kiềm. Các cây khác có thể biểu hiện sự thiếu Fe là đậu nành, đậu, bắp, bơ, rau cải và nhiều cây cảnh khác. Sự thiếu Fe thường xuất hiện đầu tiên trên các lá non, có thể Fe không di chuyển từ các mô già đến đỉnh mô phân sinh do đó làm ngưng sự sinh trưởng. Giữa các gân lá của các lá non chuyển sang màu vàng sau đó phát triển nhanh trên toàn bộ lá trong trường hợp thiếu Fe nghiêm trọng lá trở nên có màu trắng hoàn toàn. 

Các tính chất hóa học quan trọng của Fe là tham gia một phần trong phản ứng oxy hóa khử trong cây và cả trong đất. Fe là kim loại có khả năng hiện diện ở nhiều trạng thái oxy hóa khác nhau, do đó Fe có thể nhận hay cho điện tử tùy thuộc vào điện thế oxy hóa khử của các sản phẩm phản ứng. Sự di chuyển của các điện tử giữa các phân tử hữu cơ và sắt cùng thế năng cho rất nhiều chuyển hóa có enzyme tham gia, trong đó sắt có vai trò rất quan trọng. Rất nhiều loại enzyme này có liên quan đến sự tổng hợp diệp lục, nên khi thiếu Fe sự hình thành diệp lục bị giảm gây ra hiện tượng vàng lá.

Sắt là thành phần cấu tạo của phân tử porphyrin, cytochromes, hemes, hematin, ferrichrome  và heghemoglobin. Các chất này đều có liên quan đến các phản ứng oxy hóa khử trong hô hấp và quang hợp. Có đến 75 % tổng lượng Fe trong tế bào nằm trong lục lạp, và có đến 95 % Fe trong lá kết hợp với lipoprotein của lục lạp và màng mitochondria.

Vị trí của sắt trong lục lạp phản ánh  sự hiện diện của cytochromes để thực hiện các tiến trình khử khác nhau trong quang hợp, và của ferrodoxin như là chất nhận diện ban đầu. Ferrodoxin là protein Fe – S và là hợp chất oxy hóa khử bền đầu tiên của chuỗi vận chuyển điện tử trong quang hợp. Sự khử O2 thành H2O trong quá trình hô hấp là chức năng phổ biến nhất của các hợp chất có chứa sắt được khám phá. Sắt cũng là một phần quan trọng của enzyme nitrogenase là enzyme rất quan trọng trong sự cố định N2 của các vi sinh vật cố định đạm.

Với nồng độ cao, Fe gây ra các rối loạn về dinh dưỡng trong lúa trồng trên đất ngập nước, thoát thủy kém. Tình trạng này gọi là bệnh lá biến thành màu đồng xỉn, thường đi đôi với nồng độ Fe > 300 ppm trong phiến lá lúa ở giai đoạn đẻ nhánh.

Dạng khoáng

Sắt là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trên Trái Đất, chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất.
Phần lớn sắt được tìm thấy trong các dạng oxide sắt khác nhau:
- Hematite (Fe2O3)
- Magnetite (Fe3O4) 
- Siderite (FeCO3)

Hematite (Fe2O3)

Hematit là một dạng khoáng vật của oxide sắt (III) (Fe2O3)
Hematite Trigonal iron oxide Ibitiara, Mina Gerais Brazil HMNS 5440 Wikipedia Loves Art at the Houston Museum of Natural Science
Fe2O3


Magnetite (Fe3O4) 

Magnetit là một khoáng vật sắt từ có công thức hóa học Fe3O4, một trong các oxide sắt và thuộc nhóm spinel.
Magnetite Locality: Cerro Huañaquino, Potosí Department, Bolivia (Locality at mindat.org) Size: 6 x 5.8 x 2.6 cm
Fe3O4


Siderite (FeCO3)

Harvard Museum of Natural History. Siderite. Gilman, Eagle Co., CO.
FeCO3