Chloride (Cl)

Chloride được cây hấp thu dưới dạng Cl- thông qua rễ và cả thân lá. Nồng độ thông thường  của chloride trong cây là 0,2 – 2,0 %, mặc dù một số cây có thể chứa đến một nồng độ chloride là 10 %. Nồng độ chloride trong cây thường cao hơn rất nhiều so với nhu cầu sinh lý của phần lớn cây trồng. Với nồng độ 0,5 – 2,0 % chloride trong mô cây của các loại cây mẫn cảm với chloride có thể làm giảm năng suất và phẩm chất cây đó. Sự giảm về năng suất và phẩm chất tương tự  cũng có thể xảy ra với các cây được cho là có khả năng chống chịu được với nồng độ chloride cao như: cải đường, lúa mạch, bắp, và cà chua khi nồng độ chloride đạt 4 %.

KCl

Chloride không được nhận thấy tham gia trong bất cứ chất trao đổi chất thực sự nào của thực vật bậc cao. Vai trò chủ yếu của chloride dường như là nằm trong tính chất trơ  về mặt sinh hóa của nó. Tính chất trơ về mặt sinh hóa làm cho chloride tạo ra áp lực thẩm thấu và làm vai trò trung hòa các ion, vai trò này có thể quan trọng trong các quá trình sinh hóa và sinh lý của cây. Chloride có thể di chuyển dễ dàng trong các mô cây. Một chức năng có ích khác của chloride là trung hòa ion K+ trong thời gian cây hấp thu K+ nhanh, vì thế chloride đóng góp vào tính trương của lá và các bộ phận khác của cây.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự héo và mất tính trương của lá là các triệu chứng  do thiếu chloride đã chứng minh chloride là một chất thẩm thấu chủ động. Dinh dưỡng chloride ở nồng độ cao sẽ làm tăng áp lực nước trong lá và áp lực thẩm thấu của nhựa tế bào trong lúa mì. Một số tác động tích cực của việc bón chloride đến sự sinh trưởng của cây ngũ cốc là do cải thiện được các mối quan hệ về chế độ nước trong cây.

Chloride có vai trò nhất định trong sự giải phóng O2 trong quá trình phosphosystem II trong quang hợp. Chloride có nồng độ cực kỳ cao gần 11 % được phát hiện trong lục lạp.

Sự hấp thu NO3- và SO42- có thể bị giảm do ảnh hưởng đối kháng của chloride. Nồng độ protein thấp trong lúa mì mùa đông  là do nồng độ dinh dưỡng chloride cao là hậu quả đối kháng rất mạnh giữa Cl- và NO3-.

Nhiều loại bệnh được ngăn chặn bằng cách bón phân chloride. Ví dụ các loại phân có chứa chloride làm giảm rất mạnh bệnh thối rễ trên lúa mì. Một số ảnh hưởng ức chế của chloride là do sự hấp thu NO3- bị ức chế và do pH của vùng rễ bị chua, không thích hợp cho sự phát triển của nguồn bệnh khi cây trồng hấp thu  N phần lớn ở dạng NH4+. Ảnh hưởng của chloride đến áp lực nước bên trong cây cũng là một yếu tố kiểm soát bệnh này, bởi vì nguồn nấm bệnh gây ra bệnh này phát triển tốt nhất ở áp lực nước cao hay trong điều kiện ẩm. Áp lực thẩm thấu của nhựa tế bào tăng có thể liên quan đến tính chống chịu này.

Các lá non bị hoại tử và héo toàn bộ cây là hai triệu chứng phổ biến nhất của việc thiếu Cl-. Hoại tử một số bộ phận của cây, các lá bị bạc màu, và sự sinh trưởng của rễ giảm có thể nhận thấy trong các cây thiếu chloride. Nồng độ chloride trong cây < 70 – 700 ppm thường là chỉ thị thiếu chloride. Thừa chloride cũng có thể gây hại cho cây, các cây trồng khác nhau có khả năng chống chịu với điều kiện này cũng khác nhau. Thuốc lá, đào, bơ, một số cây họ đậu rất mẫn cảm với sự thừa chloride. Lá thuốc lá và khoai tây dày hơn và có xu hướng cuộn tròn  lại khi những cây này tích lũy một lượng thừa chloride. Chất lượng của khoai tây bị ảnh hưởng xấu trong thời gian tồn trữ do thừa chloride. 

Nhiều loại cây có thể đáp ứng tốt với việc bón phân Cl- như  cà chua, đậu, rau diếp, carrot, củ cải đường, lúa mạch, lúa mì bắp, khoai tây, đặc biệt kiwi, dừa, cọ dầu có phản ứng tốt với phân chloride.

Phân bón chứa Clorua gây hại như thế nào

Phân bón chứa Clorua là một vi chất dinh dưỡng , và tất cả cây trồng đều cần đến clorua với một  lượng nhỏ. Tuy nhiên, nó thường liên quan đến sự nhiễm mặn và độc tính.
Cây hấp thụ phân bón chứa clorua cũng như ion clo từ dung môi đất. Nó đóng một vài vai trò quan trọng đối với cây, bao gồm quang hợp, điều chỉnh sự thẩm thấu, ngăn chặn bệnh tật cho cây trồng.
Tuy nhiên, hàm lượng clorua tập trung cao có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề ngộ độc cây trồng và giảm năng suất. Sự ngộ độc cây trồng là kết quả của việc tích trữ clorua ở lá dẫn đến hiện tượng cháy lá.
Các biểu hiện của cây bị ngộ độc clorua:
Các biểu hiện chung của ngộ độc clorua ở cây trồng gồm mép lá và đỉnh đầu của lá bị cháy xém , dễ nhận thấy đầu tiên ở những lá già. Lá bị cháy vượt quá mức có thể dẫn đến hiện tượng rụng lá.
Tuy nhiên, dựa vào hiện tượng đó có thể khó mà chẩn đoán là cây bị ngộ độc clorua. Rất khó để phân biệt được liệu rằng biểu hiện ngộ độc thì có liên quan trực tiếp đến clorua hay là do yếu tố khác – những cái mà thường được hấp thụ cùng với nó. (ví dụ: muối natri )
Phân bón chứa Clorua cũng có thể là nguyên nhân gây tổn hại lá khi mà dư lượng clorua bị lắng đọng trên bề mặt lá khi sử dụng hệ thống tưới.
Cây trồng nhạy cảm với clorua: Sầu riêng, Bơ, Khoai tây,..do đó cần sử dụng các loại phân bón  sản xuất từ kali nitrat hoặc kali sunphat
Các biện pháp quản lý việc tưới tiêu và sử dụng phân bón thích hợp nên được xem xét kỹ lưỡng khi mà  lượng nước tưới có chứa nồng độ clorua cao.