Rệp muội (Myzus persicae, rầy mềm)

Rệp sáp

Rệp vảy


Rệp muội (Myzus persicae, rầy mềm)

Thường bám, hút trên đỉnh sinh trưởng, nụ, hoa của cây. Rệp muội thường tập trung ở ngọn cây, chùm hoa để hút nhựa. Nơi rệp muội xuất hiện thường sẽ xuất hiện kèm theo: kiến, nấm bồ hóng. Các loài này sẽ ăn chất bài tiết, chất thải của rệp muội.

Rệp muội có thể có các màu sau: màu xanh lá cây, màu vàng, màu đen, màu đỏ.

Loài này thường thích nghi cao với môi trường, tốc độ sinh sản nhanh. Do tất cả các cá thể đều sinh sản đơn tính (không cần thụ tinh, tất cả chỉ là con cái), khi mới sinh ra rệp muội đã có hình dạng đầy đủ và có thể tự hút nhựa được. Để đạt đến trạng thái trưởng thành, rệp muội sẽ trải qua tất cả 4 hình thái khác nhau.

Rệp muội có hình trái lê, kích thước khoảng 2mm, có 4 cặp chân (8 chân) và 2 râu.

Rệp muội đen trên nụ, hoa Linh sam - cocgarden.com

Rệp sáp

Màu trắng, nhìn giống như phấn trắng bám trên cây.

Cá thể trưởng thành có thể bò di chuyển lổm ngổm trên cây, nhìn rất kinh khủng.

Rệp sáp là một trong những loài mà người trồng cây cảm thấy rất mệt mỏi và kinh khủng. Ngoài chuyện phát triển một các nhanh chóng, hút nhựa cây là cây bị stress, suy yếu thì rệp sáp còn tạo các vết thương trên thân cây. Mặc dù cây sẽ không chết ngay nhưng cây sẽ kém phát triển, kém hoa, giảm tỉ lệ đậu trái và các vết thương do hút chích này sẽ kéo theo hậu quả nghiêm trọng khác. Qua các vết thương này, vi khuẩn, nấm có thể tấn công thêm vào một lần nữa. Cây đang trong tình trạng suy yếu, dưới sự tấn công của nấm, vi khuẩn 1 lần lần nữa, khả năng cây chết là rất cao.

Rệp sáp ngoài tìm thấy trên thân cây ra, còn tồn tại rất nhiều trong đất. Khi quan sát cây, dù không tìm thấy cá thể nào trên cây, nếu thấy cây ở tình trạng chững lại, hoặc bị stress thì có thể có 1 lượng lớn rệp sáp đang có trong đất, chúng sẽ hút chích nhựa cây tương tự như khi ở phía trên. Và chính vì vậy rệp sáp khó bị tìm diệt hơn khi nằm trên cây.

Rệp vảy (rệp khiên)

Rệp vảy, rệp khiên nhìn giống vảy cá (cá thể cái) bám trên thân cay, hoặc sợi chỉ trắng ngắn (cá thể đực) bám trên thân cây.

Đây là loài phát triển rất nhanh, thường tìm thấy ở các mặt khuất gió, khuất nắng của cây trồng.

Mức độ phát triển dày đặt của rệp vảy ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng như các loài gây hại chích hút nhựa cây khác, còn làm mất thẩm mỹ rất nghiêm trọng đến cây trồng cho dù đã tiêu diệt được chúng.

Diệt rệp vảy khá là mệt mỏi vì chúng được bảo vệ bên ngoài bởi một lớp khá dày. Điều này làm ngăn cản tác dụng của thuốc khi xịt trực tiếp lên. Khả năng tiêu diệt tốt nhất là sử dụng các loại thuốc có tác động lưu dẫn, thuốc từ rễ đưa lên toàn cây. Khi rệp vảy hút nhựa cây, sẽ hút theo thuốc. Nhưng cách này cũng sẽ cần nhiều thời gian hơn.