Cây trồng hấp thu Mg (Magnesium) ở dạng Mg2+, nồng độ của Mg trong cây trồng biến thiên từ 0,1- 0,4 %. Tầm quan trọng của Mg đối với cây trồng rất rõ ràng, vì magnesium là cấu trúc chính của diệp lục, nếu không có diệp lục thì các cây xanh tự dưỡng sẽ không có khả năng thực hiện quang hợp, hàm lượng Mg trong chlorophyll thường chiếm 15 – 20 % tổng lượng Mg trong cây. 

Mg khoáng (Magnesium Ore)

Mg cũng có tác dụng như là thành phần cấu trúc của ti thể (ribosome) ổn định ti thể trong hình dạng cần thiết cho sự tổng hợp protein. Khi thiếu Mg thì tỉ lệ N trong protein trong cây giảm và hàm lượng N không protein tăng. 

Mg có liên quan đến một số chức năng sinh lý và sinh hóa của cây. Mg có liên quan đến các phản ứng vận chuyển bao gồm các nhóm P. Mg cần thiết để cho hoạt động tối đa của hầu hết các enzyme phosphoryl hóa trrong trao đổi chất carbonhydrate. Hầu hết các phản ứng có liên quan đến sự vận chuyển P từ ATP đều cần có Mg. Bởi vì tiến trình cơ bản của sự vận chuyển năng lượng  xảy ra trong quang hợp tổng hợp glycine, chu trình tricarboxylic acid (chu trình Krebs) và hô hấp, Mg có vai trò quan trọng trong toàn bộ các quá trình trao đổi chất của cây trồng.

Vì tính di động của phần lớn Mg2+ trong các cây và Mg dễ dàng chuyển vị từ các phần già đến các phần non, do đó triệu chứng thiếu Mg thường xuất hiện trước trong các lá bên dưới. Trong nhiều loài cây, sự thiếu Mg2+ dẫn đến bệnh úa vàng ở phần thịt lá, chỉ còn các gân lá có màu xanh, dần dần mô lá trở nên vàng tối đồng nhất sau đó nâu và chết. Trong một số loại cây khác, các lá bên dưới có thể hình thành màu đỏ tía, dần dần biến thành màu nâu và chết.